Dịch tễ học Bại_liệt

Năm sống điều chỉnh theo bệnh tật đối với bệnh bại liệt trên 100,000 dân của năm 2004.
  không dữ liệu
  <0,3
  0,3-0,75
  0,75-1,2
  1,2-1,65
  1,65-2,1
  2,1-2,55
  2,55-3
  3-4
  4-5
  5-7,5
  7,5-10
  >10

Trong khi bệnh này hiếm gặp tại các nước phương Tây thì Nam Á và châu Phi là nơi có các ca bệnh nhiều nhất, đặc biệt là Pakistan, và Nigeria. Sau khi sử dụng vắc-xin poliovirus rộng rãi vài giữa thập niên 1950, tỷ lệ mắc bệnh bại liệt giảm mạnh ở nhiều nước công nghiệp phát triển. Nỗ lực của toàn cầu là loại trừ bệnh bại liệt từ năm 1988, dẫn đầu bởi các tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF, và Rotary Foundation.[52] Những nỗ lực này đã làm giảm số các ca được chẩn đoán hàng năm lên 99%; theo ước tính trên 350.000 ca năm 1988 xuống còn 483 ca năm 2001, sau đó nó duy trì ở mức khoảng 1.000 ca mỗi năm (1.606 ca năm 2009).[53][54][55] Năm 2012, số ca giảm xuống còn 223.[56] Bại liệt là một trong hai loại bệnh hiện được đưa vào chương trình loại bỏ nó trên toàn cầu cùng với bệnh giun chỉ (Dracunculiasis hoặc Guinea-worm disease[57]). Cho đến nay, chỉ có bệnh đậu mùa đã được loại bỏ hoàn toàn từ năm 1979,[12] và bệnh dịch tả trâu bò năm 2010.[13] Một số mốc lộ trình loại bỏ bệnh bại liệt đã đạt được, và nhiều khu vực trên thế giới đã được công nhận không còn bệnh bại liệt. Châu Mỹ tuyên bố không còn bệnh bại liệt năm 1994.[58] Năm 2000, bệnh bại liệt được tuyên bố đã loại bỏ chính thức ở 37 quốc gia phía tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc và Úc.[59][60] Châu Âu tuyên bố không còn bệnh năm 2002.[61] Cho đến năm 2012, bại liệt chỉ còn phổ biến ở 3 quốc gia là Nigeria, Pakistan, và Afghanistan,[53][62] mặc dù nó tiếp tục gây ra các bệnh ở các quốc gia lân cận do sự truyền nhiễm ẩn hoặc tái phát.[63] Ví dụ, thay vì loại bỏ 10 năm trước, bệnh này lại tái phát ở Trung Quốc vào tháng 9 năm 2011 liên quan đến dòng truyền bệnh chính từ những người láng giềng Pakistan.[64] Từ tháng 1 năm 2011, không có ca nhiễm bệnh bại liệt nào được báo cáo ở Ấn Độ, vào tháng 2 năm 2012, quốc gia này đã được đưa ra khỏi danh sách các nước có bệnh bại liệt nhiều (đặc hữu). Nếu không có ca bệnh bại liệt tự nhiên nào được thông báo ở một quốc gia trong vòng 2 năm, thì quốc gia đó sẽ là nước không còn bệnh bại liệt.[65][66]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bại_liệt http://www.health.qld.gov.au/polio/gp/GP_Manual.pd... http://www.cnn.com/2011/09/21/health/china-polio-o... http://www.globalhealthstrategies.com/issues/polio... http://books.google.com/?id=Ejvjfo_K-IQC&printsec=... http://books.google.com/?id=PE6rXNMlwmkC&printsec=... http://books.google.com/?id=RomvGee67tUC&printsec=... http://books.google.com/?id=cTliwSU62KIC&printsec=... http://books.google.com/?id=iKidtL80imMC&printsec=... http://books.google.com/?id=piyLQnuT-1YC&printsec=... http://books.google.com/?id=yk40sRCHF7IC&printsec=...